Ông tổ nghề xẩm là ai? Tìm hiểu đôi nét về nghệ thuật hát xẩm
Hát xẩm là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng, được biết đến với những giai điệu đặc biệt và lời ca tình cảm, sâu lắng. Theo thời gian, hát xẩm đã trở thành một biểu tượng văn hóa quan trọng và được biểu diễn trên nhiều sân khấu lớn. Bạn có biết, Ông tổ nghề xẩm là ai? Trong bài viết này, ixinh.com.vn sẽ cùng tìm hiểu về nhân vật được cho là Ông tổ nghề xẩm nhé.
Người được mệnh danh Ông tổ nghề Xẩm là ai?
Nhân vật lịch sử được gọi là “Ông tổ nghề xẩm” là Thái tử Trần Quốc Đĩnh. Ông được suy tôn là ông tổ nghề hát xẩm – một nét văn hóa quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của người Hà Nội xưa.
Theo truyền thuyết, vua Trần có hai hoàng tử là Trần Quốc Toán và Trần Quốc Đĩnh. Do tranh giành quyền lực, hoàng tử Trần Quốc Đĩnh bị Trần Quốc Toán hãm hại, chọc mù mắt và bỏ giữa rừng sâu. Trong một giấc mơ, ông mơ thấy một bụt dạy ông cách làm đàn từ vỏ quả khô và dây rừng. Khi tỉnh dậy, Trần Quốc Đĩnh mày mò làm theo hướng dẫn và kỳ lạ thay, cây đàn vang lên những âm thanh tuyệt vời. Những người đi rừng nghe tiếng đàn đã tìm đến và đưa ông trở về.
Trong thời gian ông lang thang với dân gian, Trần Quốc Đĩnh đã dạy đàn cho người nghèo, người khiếm thị, giúp họ tìm thấy niềm vui và cách kiếm sống. Tin tức về tài năng âm nhạc của ông lan truyền đến hoàng cung. Nhà vua cho ông vào cung hát và cha con nhận ra nhau. Mặc dù đã trở lại cuộc sống cung đình, Trần Quốc Đĩnh vẫn tiếp tục dạy mọi người đàn hát để kiếm sống. Sau này, hoàng tử Trần Quốc Đĩnh được suy tôn là ông tổ của nghề hát xẩm. Hàng năm, để tưởng nhớ công ơn của ông, những người hành nghề hát xẩm đã chọn ngày 22/2 và 22/8 âm lịch là ngày giỗ ông tổ nghề hát xẩm.
Trong các loại nghệ thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam, có thể nói chỉ riêng hát xẩm được coi là một nghề để kiếm sống. Trong quá trình phổ biến lối hát xẩm, có những người mù hoặc nghèo khổ nhưng rất có tài về âm nhạc đã sử dụng hát xẩm để kiếm sống, điều này đã khiến hát xẩm trở thành “đặc sản” của những người ăn xin, trở thành một nghề để kiếm sống của những người nghèo sinh sống ở thành thị và được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 là thời kỳ phát triển nhất của hát xẩm. Số lượng người hát xẩm đông nhất là trong thời kỳ Pháp thuộc và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tìm hiểu đôi nét về nghệ thuật hát xẩm
Hát Xẩm là một dòng dân ca của nước ta phát triển mạnh và phổ biến tại đồng bằng Bắc Bộ và trung du miền núi phía Bắc. Ban đầu, Hát Xẩm là một hình thức mưu sinh của những người dân nghèo khổ tại các chợ, đường phố và nơi đông người qua lại. “Xẩm” ở đây dùng để chỉ người biểu diễn.
Theo quan niệm dân gian, Hát Xẩm gắn liền với những nghệ sĩ khiếm thị nghèo khổ, phải rong ruổi khắp nơi, không có nhà cửa, sử dụng cây đàn và tiếng hát của mình để mưu sinh.
Tuy nhiên, Hát Xẩm ngoài đường phố chỉ ở giai đoạn trước. Một thời gian dài, Hát Xẩm gần như bị quên lãng do không phù hợp với phần đông giới trẻ. Ngày nay, với mong muốn khôi phục nghệ thuật Hát Xẩm, nhiều nghệ sĩ tâm huyết đã đưa Hát Xẩm lên sân khấu và biểu diễn tại các hội đình, làng, và lễ tết ở địa phương. Nhờ đó, nghệ thuật Hát Xẩm vẫn có sức sống mãnh liệt trong lòng người yêu nghệ thuật, các câu lạc bộ Hát Xẩm thu hút rất nhiều thành viên tham gia, trong đó có cả các bạn trẻ.
Hát Xẩm là một loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam đã tồn tại từ lâu và được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia cần được bảo tồn.
Đặc điểm của hát xẩm
- Hình ảnh của người dân nghèo, người khiếm thị ôm cây đàn hát Xẩm để kiếm sống đã trở thành biểu tượng đặc trưng cho loại hình nghệ thuật này.
- Nội dung của các bài Xẩm thường phản ánh thực tế cuộc sống và xã hội trong từng thời kỳ cụ thể.
- Để biểu diễn một bài Xẩm, nghệ nhân phải thành thạo việc chơi nhạc cụ, hát và chơi nhạc phải hài hòa với nhau, tạo nên sự hòa quyện đẹp mắt.
- Hát Xẩm yêu cầu kỹ năng biểu đạt cảm xúc cao, nghệ nhân phải thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhân vật qua từng câu ca và tiếng hát, cách chơi nhạc cụ.
- Xẩm thường có yếu tố thơ ca và nhiều bài Xẩm được diễn ca như thơ của các nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Nguyễn Bính.
- Nghệ thuật hát Xẩm được coi là trung ca tức là một loại hình âm nhạc về trung hiếu lễ nghĩa.
Các làn điệu trong nghệ thuật hát Xẩm
- Làn điệu Xẩm chợ: Là một trong những điệu Xẩm được biểu diễn ở những góc chợ với giai điệu ngắn gọn, giản dị, có chút hóm hỉnh để thu hút nhiều người nghe.
- Làn điệu Thập ân: Được gọi là Xẩm thập ân, thể hiện chữ Hiếu trong xã hội. Nói về việc ghi nhớ 10 điều khắc ghi công ơn của cha mẹ từ nhỏ cho tới lúc trưởng thành. Tiếng xa của Thập ân mang theo sự da diết, giàu cảm xúc, dễ chạm tới tim của người nghe.
- Làn điệu Phồn Huê: Thể hiện sự đồng cảm của nghệ nhân hát với phụ nữ thời phong kiến với nội dung thuật lại những đau khổ, tủi nhục mà người phụ nữ phải chịu đựng chỉ trích thói xấu của chồng, xã hội.
- Điệu Riềm Huê: Còn được biết là Xẩm Huê Tình, thường có tiết tấu tươi vui kết hợp với giai điệu trống cơm giúp nghệ nhân hát truyền tải được rất nhiều màu sắc tâm từ tình cảm và nội dung. Nói về tình yêu đôi lứa, trào phúng, châm chọc thói hư tật xấu thời bấy giờ.
- Điệu Chênh Bong: Mang nét trữ tình, duyên dáng kết hợp sự vui tươi, nhiệt huyết của tình yêu đôi lứa tuổi mới lớn, cập kê.
- Điệu Hò bốn mùa: Còn gọi là Hò khoan, được biểu diễn bởi 1 tập thể. Chúng được dùng trong công việc của nông dân, hát hò trong những lúc cày cấy để nâng cao tinh thần. Sau này khi du nhập ra phố thị thì các nghệ nhân biểu diễn đã biến tấu đi để phù hợp hơn.
- Điệu Hát ai: Nội dung than thở về cuộc đời, xã hội, những khó khăn và khổ cực trong cuộc sống. Thường xuất hiện trong 1 số đoạn của bài xẩm.
Lời kết
Vừa rồi là các thông tin về Ông tổ nghề xẩm là ai? Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho mọi người, và đặc biệt là cho những ai yêu thích nghệ thuật hát xẩm.