Trốc tru là gì? Khu mấn là gì? Ý nghĩa cụ thể và cách dùng

5/5 - (1 bình chọn)

Trốc tru và khu mấn là hai thuật ngữ phổ biến ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Vậy trốc tru là gì và cách sử dụng cụ thể như thế nào? Cùng mình tìm hiểu ngay hai cụm từ này nhé.

Trốc tru là gì?

Những từ địa phương hay mang tính đặc trưng của vùng miền đang được giới trẻ quan tâm. Trong đó, từ “trốc tru” là một từ lóng của Nghệ An, có nghĩa là cái đầu con trâu và được dùng để chỉ những người cứng đầu không chịu nghe người khác nói.

Trốc tru là gì?

Từ này được sử dụng rộng rãi ở Nghệ An và có thể dùng để trêu đùa với nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, từ “trốc” không mang ý nghĩa là cái đầu, như trong từ “trốc cúi” nghĩa là đầu gối.

Khu mấn là gì? Cho ví dụ

Khu mấn là thuật ngữ chỉ một phần của quần áo bị bẩn ở mông. Trong quá khứ, người lao động tại Nghệ An và Hà Tĩnh thường bị bẩn ở phần mông và họ không quan tâm đến việc này. Khu mấn được sử dụng để miêu tả một vật không đẹp hoặc không hấp dẫn.

Khu mấn là gì? Cho ví dụ

Ví dụ, như sau:

  • Chiếc xe này quá khu mấn.
  • Tấm thảm này có quá nhiều khu mấn.

Một số từ ngữ mà người dân Nghệ An hay dùng.

Ngoài những từ ngữ vô cùng đặc sắc như là ” trốc tru” hay là ” khu mấn” thì người Nghệ An cũng sử dụng rất là nhiều những từ ngữ đặc sắc và phong phú khác nữa. Sau đây thì chúng tôi sẽ liệt kê cho các bạn một số từ ngữ địa phương mà người Nghệ An hay sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.

” Tau” tức là tao, tớ

“Mi” tức là cậu, mày

” Hẫn” tức là hắn, nó

” Choa” tức là chúng tôi

” Lũ bây, bọn bây” tức là các bạn

” ngần” tức là ngốc

” Cái chủn” ” cái chủi” tức là cái chổi

” cái đọt ” tức là cái bát

” Chưởi ” tức là chửi

” Đàng” tức là đường

” Cấy nớ” tức là cái đó, cái kia

” cấy” tức là cái

“Nác” tức là nước

” Gưởi” tức là gửi

” Bổ” tức là ngã

” Mần” tức là làm

” Trắp vả” tức là đùi

” cái vung/vàng” tức là nắp nồi

” con tru” tức là con trâu

” chi rứa hầy” tức là cái gì đó

” cái cươi” tức là cái sân

” Trù ” tức là trầu

” Mần ” tức là làm

” Hun” tức là hôn

” đọt” là cái bát

Sau đây là một ví dụ rất là thú vụ về giao tiếp giữa người Nghệ An

Ví dụ 1:

” Dạo ni mi gặp chuyện chi chi rứa hầy”

  • ” Bựa qua tau đi ra tới trửa cươi bấp một cấy cục đá rồi hấn bị bổ trợt trúc cúi nốt nị”

Tức là:

” Dạo này mày có chuyện gì vậy?”

  • ” Bữa qua tao đi ra tới sân thì vấp cái cục đá rồi bị ngã”

Ví dụ 2:

  • Răng khi túi bác nói xuống nhà tui uống nác chè mà nỏ xuống?
  • Xin lội o mi chơ khi túi tui cụng định xuống rồi chơ mà đau 2 cấy trúc cúi quá nên nỏ đi được
  • Rứa à. mà bác mần chi mà lại đau trúc cúi?
  • Tại bựa qua bửa mấy lẻ củi nên rứa đó.mà bựa mô o xuống nhà tui lấy củi về mà đun chơ bựa trước tui đi củi được nhiều lắm. giừ ở dưới nhà củi bảy ổ luôn.

Ví dụ 3:

” Cái gầu thì bảo cái đài

Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi

Chộ tức là thấy mình ơi …

Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em

Thích chi thì bảo là sèm

Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào

Cá quả lại gọi cá tràu

Vo trốc là bảo gội đầu đấy em…

Nghe em giọng Bắc êm êm

Bà con hàng xóm đến xem chật nhà

Răng chưa sang nhởi nhà choa

Bà o đạ nhốt con ga trong truồng

Em cười bối rối mà thương

Thương em một lại trăm đường thương quê

Gió Lào thổi rạc bờ tre

Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn

Chắt từ đá sỏi đất cằn

Nên yêu thương mới sâu đằm đó em.

Đa dạng cách dạy vỡ lòng”

Mỗi tỉnh thành ở Việt Nam có ngôn ngữ riêng, với nhiều từ phong phú và đa dạng. Ở miền Trung, ngôn ngữ Nghệ An được coi là khó hiểu, ngay cả đối với người địa phương. Những video hướng dẫn nói tiếng Nghệ An trên mạng xã hội đang được nhiều người quan tâm, giúp hiểu rõ hơn về đặc sắc của ngôn ngữ Việt Nam từ các khu vực khác nhau.

Lời kết

Bài viết giới thiệu về ngôn ngữ vùng Nghệ An và đa dạng của ngôn ngữ Việt Nam, thể hiện sự yêu nước và tự hào dân tộc. Nét đẹp văn hóa truyền thống được truyền tải và yêu thích bởi nhiều thế hệ trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button